[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ sản xuất công nghiệp, thương mại điện tử đến giáo dục, y tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình này vẫn đang là một bài toán khó. Dù đã có nhiều chính sách và chương trình đào tạo, nhưng thực tế vẫn cho thấy sự chênh lệch giữa cung và cầu về lao động có chuyên môn cao. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán cấp bách này?

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế mà còn là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế số phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực số phù hợp. cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong sản xuất - kinh doanh.

Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2022 của Bộ Thông tin – Truyền thông, tỷ lệ lao động có chuyên môn, kỹ thuật và được đào tạo bài bản ngày càng gia tăng, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực số. Trong quý IV/2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27,6%, tăng 0,3% so với quý trước và cao hơn 1,2% so với cùng kỳ 2022. Tính chung cả năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 14,1 triệu người, chiếm 27,0% tổng số lao động, tăng 0,6% so với năm 2022.

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế mà còn là nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế số phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực số phù hợp. cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến thị trường lao động khi tự động hóa và trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong sản xuất - kinh doanh. Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2022 của Bộ Thông tin – Truyền thông, tỷ lệ lao động có chuyên môn, kỹ thuật và được đào tạo bài bản ngày càng gia tăng, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực số. Trong quý IV/2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27,6%, tăng 0,3% so với quý trước và cao hơn 1,2% so với cùng kỳ 2022. Tính chung cả năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 14,1 triệu người, chiếm 27,0% tổng số lao động, tăng 0,6% so với năm 2022.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và an toàn thông tin ngày càng được bổ sung, phát triển, góp phần nâng cao năng lực số trong bộ máy quản lý. Giai đoạn 2017-2022, tại các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin đạt gần 2%, trong khi tỷ lệ cán bộ chuyên trách an ninh thông tin tăng thêm 0,4%. Ở cấp địa phương, tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tại các tỉnh, thành phố cũng ghi nhận mức tăng 0,3% trong cùng giai đoạn.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Nhận thức được điều này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực số, điển hình là Quyết định 1017/QĐ-TTg và Chỉ thị 43/CT-TTg. Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn vẫn còn rất lớn, dẫn đến tình trạng "thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa" trong lĩnh vực này.

Theo TS. Đặng Trọng Hợp, Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, mặc dù chỉ số chung về nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam được đánh giá cao trên thế giới, nhưng nhu cầu thực tế vẫn chưa được đáp ứng. Năm 2024, Việt Nam thiếu khoảng 170.000 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 200.000 vào năm 2025 và 220.000 vào năm 2026. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục chỉ có thể đào tạo khoảng 60.000 người mỗi năm, chưa kể số lượng sinh viên ra trường đáp ứng ngay yêu cầu làm việc của doanh nghiệp không cao, dẫn đến việc doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đặt ra thách thức mới đối với thị trường lao động. Các công việc mang tính chất giản đơn dần bị AI thay thế, đồng nghĩa với việc những lao động có kỹ năng thấp sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao. Điều này đòi hỏi các trường đại học, cơ sở đào tạo phải thay đổi cách tiếp cận, tập trung vào các ngành nghề có tính sáng tạo và chuyên sâu hơn như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, thiết kế vi mạch...

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược chuyển đổi số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó có Quyết định 1017/QĐ-TTg, Chỉ thị 43/CT-TTg và Quyết định 1018/QĐ-TTg. Những chính sách này tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực trong thời đại số hóa.

Quyết định 1018/QĐ-TTg – Phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp bán dẫn

Bên cạnh các chính sách chung về chuyển đổi số, Quyết định 1018/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đã đặt ra những định hướng cụ thể:

a) Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Chú trọng, ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, bám sát nhu cầu thị trường.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra thách thức mới đối với thị trường lao động

b) Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; phát triển các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, ...

c) Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài để hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

d) Hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn với một số quốc gia đang thiếu hụt nhân lực; thúc đẩy ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước, để tạo đầu ra đảm bảo cho đào tạo thành công.

Quyết định 1017/QĐ-TTg – Đào tạo nhân lực số bài bản

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Chính phủ khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia đào tạo các chuyên ngành công nghệ số nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho thị trường

Nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, ngày 30/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1017/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định này hướng tới mục tiêu đào tạo tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Một trong những điểm đáng chú ý của Quyết định 1017 là việc hoàn thiện mô hình "Giáo dục đại học số" và triển khai thí điểm tại một số cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt, Chính phủ khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia đào tạo các chuyên ngành công nghệ số nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho thị trường. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Việt Nam sẽ đào tạo 5.000 kỹ sư, cử nhân chất lượng cao trong lĩnh vực này, và đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 20.000.

Bên cạnh việc đào tạo bậc đại học, Quyết định 1017 cũng đề cao giáo dục STEM/STEAM ngay từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Dự kiến, 80% cơ sở giáo dục sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục liên ngành nhằm trang bị cho học sinh tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và tiếp cận sớm với công nghệ.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Chỉ thị 43/CT-TTg – Định hướng phát triển nhân lực bán dẫn

Không chỉ tập trung vào công nghệ thông tin, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến ngành công nghiệp bán dẫn – một lĩnh vực then chốt trong cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ thị 43/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2030 đào tạo 50.000 kỹ sư, cử nhân ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35.000 kỹ sư trong lĩnh vực đóng gói, kiểm thử, sản xuất thiết bị. Đến năm 2040 đào tạo trên 100.000 kỹ sư, cử nhân ngành công nghiệp bán dẫn có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Theo TS. Đặng Trọng Hợp - Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, việc đào tạo nhân lực bán dẫn là một bài toán khó bởi chi phí đầu tư cơ sở vật chất rất cao. Một trường đại học tại Trung Quốc với công nghệ cách đây 5-7 năm đã cần đến 20 triệu USD để thiết lập một dây chuyền thực hành. Đây là thách thức lớn đối với các trường đại học Việt Nam trong việc xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo đóng vai trò quan trọng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực về chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp, Công ty CP Phương tiện điện thông minh Selex (Selex Motors) lại có cách làm rất thiết thực. TS.Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Tổng Giám đốc điều hành Selex Motors cho biết, doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn tương tự về nguồn nhân lực. Đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp startup như Selex, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, thu hút được những bạn sinh viên giỏi là rất khó. Thu hút những người làm việc giỏi lại có kinh nghiệm giỏi càng khó hơn. Do đó, theo TS.Nguyên, Công ty phải dựa vào đào tạo nguồn nhân lực nội tại. Doanh nghiệp này đã triển khai các chương trình đào tạo dài hạn dành cho sinh viên năm cuối, kéo dài từ 6 tháng đến 1,5 năm. Thông qua mô hình này, Công ty chủ động đào tạo nguồn nhân lực nội tại, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân sự nòng cốt để dẫn dắt các thế hệ tiếp theo.

Đấy là cách mà Selex Motors đang áp dụng hiệu quả để giải quyết bài toán về nhân sự trong chuyển đổi số và trong cả các lĩnh vực khác của Công ty – TS. Nguyên cho hay.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, LG cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là đối tác chính của Trung tâm R&D Samsung – đơn vị đang hướng tới trở thành trung tâm nghiên cứu lớn nhất thế giới. Sự hợp tác này không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

TS. Đặng Trọng Hợp cho biết, trong thời gian qua, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tích cực chuyển đổi các chương trình đào tạo theo xu hướng liên ngành và chuyên ngành. Theo đó, liên tục đổi mới, cải tiến các chương trình đào tạo, đặc biệt là mở mới các chương trình đào tạo theo xu hướng và nhu cầu mà xã hội cần. Trường tập trung đào tạo hầu hết các ngành như công nghệ thông tin, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin. Mở thêm các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, robotics, phân tích dữ liệu và gần đây nhất Trường là một trong những cơ sở giáo dục mở khoá đào tạo kỹ sư về chip bán dẫn theo chủ trương của Nhà nước và xu hướng hiện nay.

Hàng năm, Trường Công nghiệp có quy mô khoảng 35.000 sinh viên, trong đó riêng khối công nghệ thông tin Trường cung cấp khoảng trên 1.000 nhân lực. Nếu tính tất cả các sinh viên có liên quan đến lĩnh vực công nghệ số, Trường cung cấp khoảng gần 2.000 sinh viên. Có thể nói, Trường Đại học Công nghiệp là cơ sở giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ số thuộc diện lớn của cả nước.

[tapchicongthuong] Nguồn nhân lực trong chuyển đổi số – Bài toán cấp bách cần lời giải

Bài toán nguồn nhân lực trong chuyển đổi số không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà nước hay doanh nghiệp, mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Từ chính sách của Chính phủ, sự đổi mới trong giáo dục đến mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và trường học, tất cả đều phải được triển khai đồng bộ để tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chỉ khi làm được điều này, Việt Nam mới có thể tận dụng tối đa cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến xa hơn trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Nguồn: Tạp chí Công Thương