TÓM TẮT LỊCH SỬ PHONG TRÀO SINH VIÊN VIỆT NAM

1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của tổ chức Hội Sinh viên

§ 1925 –1945: giai đoạn hình thành các tổ chức yêu nướcvà phong trào đấu tranh của học sinh dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

§ 1945 -1954: hăng hái học tập, rèn luyện, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

§ 1955- 1993: tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, hăng hái góp phần khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.

§ 1993-2003: Bước phát triển mới của phong trào học sinh – sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

2. Hoàn cảnh ra đời của Tổng Hội Sinh viên như thế nào?

28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc bí mật về nước ở vùng Pác Bó (Cao Bằng) để cùng TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng Việt Nam chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản, đã triệu tập và chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 (5- 1941). Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (tức mặt trận Việt Minh) và các đoàn thể cứu quốc. Đoàn TNCQ tiếp nối truyền thống của Đoàn thanh niên phản đế với sứ mệnh mới là đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đoàn đã chú trọng đẩy mạnh công tác vận động giới học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, cuộc vận động hình thành Tổng Hội Sinh viên yêu nước, có cảm tình với Cách mạng ở các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước, đặc biệt là ở Hà Nội, trung tâm đại học ở Đông Dương. Các đồng chí lãnh đạo Đảng ta đã tiếp xúc trực tiếp với một số tri thức yêu nước có uy tín và một số sinh viên có nhiệt tâm để hình thành nên một ban tự trị lâm thời của Tổng Hội do anh Dương Đức Hiền làm hội trưởng niên khoá 1941-1942.

3. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam ?

Trong không khí đấu tranh đòi đối phương thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ , ngày 11/2/1955 đại biểu Hội sinh viên Đại học Hà Nội và Đại biểu Đoàn sinh viên Việt Nam đã họp bàn về việc thống nhất lực lượng và hoạt động của sinh viên. Một ban liên tịch được thành lập có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thống nhất lực lượng và phong trào sinh viên trong cả nước. Trong 3 ngày từ ngày 29 đến 31/7/1955 tại Hà Nội, 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của của trường Đại học, đại biểu sinh viên miền Nam và đại biểu sinh viên lưu học sinh ở nước ngoài đã họp Đại hội để thống nhất tổ chức và phong trào sinh viên toàn quốc. Đại hội quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh viên là “ Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam”. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong phong trào sinh viên nước ta. Đại hội cũng đã bầu ra BCH TW Hội do đồng chí Lê Quang Toàn là chủ tịch.

(trang 53 và 54 sách sơ khảo lịch sử HS - SV và Hội HSSVVN (1945-1998))

4. Sơ nét về các kỳ đại hội Hội Sinh viên Việt Nam:

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam

5-7/5/1958

Tại thủ đô Hà Nội

228ĐB chính thức

200 ĐB dự thính.

Đồng chí Lê Hùng Lâm được bầu làm Tổng Thư ký TW Hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam

3/3/1962

Trường Kinh tế – Tài chính -Hà Nội

500 đại biểu

Đồng chí Nguyễn Quang được bầu làm Tổng Thư ký TW Hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam

6-7/1/1970

Hà Nội

Đồng chí Nguyễn Văn Huê được bầu làm Tổng Thư ký TW Hội

Do điều kiện cụ thể nên các trường đại học và các cấp tỉnh, thành chưa thành lập Hội Sinh viên . BCH TW Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam đổi tên thành Hội Liên hiệp học sinh đại học từ 1970 , chủ yếu làm công tác ở cấp TW

Hội nghị Đại biểu sinh viên toàn quốc

5-6/7/1985

Hà Nội

Chủ tịch TW Hội : đồng chí Vũ Quốc Hùng làm Chủ tịch và đồng chí Hồ Đức Việt làm Tổng Thư ký

1988: đồng chí Hồ Đức Việt làm Chủ tịch

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội Sinh viên Việt Nam

21-23/11/1993

Hội trường bào tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội

255 ĐB chính thức.

Đồng chí Hồ Đức Việt làm Chủ tịch

5/1998: Chủ tịch là đồng chí Hoàng Bình Quân và đồng chí Bùi Đặng Dũng giữ chức Phó Chủ tịch và kiêm Tổng Thư ký HSVVN

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội Sinh viên Việt Nam

22-23/12/1998

Thủ đô Hà Nội

400 ĐB

Chủ tịch : đồng chí Hoàng Bình Quân

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội Sinh viên Việt Nam

29-31/12/2003

Hội trường Ba Đình – Hà Nội

Chủ tịch : đồng chí Bùi Đặng Dũng

5. Phong trào “ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu năm 1943-1944 diễn ra như thế nào?

Sau những cuộc vận động yêu nước nổi lên thành phong trào đấu tranh đòi giải phòng dân tộc theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1944 nổ ra cuộc vận động “ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Đồng thời với nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến Đề cương văn hoá Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Trinh khởi thảo trong sinh viên và giới trí thứcđã góp phần vào việc tập trung lực lượng.

Phong trào “ Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” được khởi phát từ nhóm sinh viên Nam kỳ ra Hà Nội học như Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, rồi lôi cuốn các sinh viên miền Trung, miền Bắc bỏ trường về quê bí mật tìm bắt liên lạc với cán bộ Việt Minh. Họ tổ chức thành từng nhóm, dùng xe đạp toả về các ngả đường. Các nhóm sinh viên Nam Kỳ rong ruổi trên đường số 1, dừng chân lại nơi nào là họ tổ chức ca hát… Các bài “ Xếp bút nghiên”, “ Lên đàng”, “ Quốc dân hành khúc”… vang lên trong cuôc hành trình gian lao nhưng đầy hăng hái quyết tâm. Đây là phong trào đặc trưng của sinh viên Việt Nam thời tiền khởi nghĩa ( trang 52-53 ).

6. Phong trào đấu tranh của sinh viên các trường trong việc đòi thả các bạn bị bắt 1949 diễn ra như thế nào?

1/11/1949 các học sinh kháng chiến trường Trương Vĩnh Ký là Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Văn Nhiễu, Trần Văn Tự, Đỗ Thị Kim Chi ( vừa từ trường Gia Long chuyển qua) và chị Kim Khánh trường Huỳnh Khương Ninh bị địch bắt do tham gia lớp học chính trị từ vùng căn cứ trở về. Trước sự kiện này, học sinh trường Trương Vĩnh Ký , sau đó là học sinh các trường khác đấu tranh đòi thả các bạn bị bắt. Bắt đầu là phong trào đưa kiến nghị đòi thả 5 học sinh nhưng không hiệu quả, các trường có hình thức nội trú như Trương Vĩnh Ký, Gia Long chuyển sang hình thức bãi khoá để phản đối. Lúc đầu các trường tổ chức bải khoá 1-2 ngày rồi đi học trở lại. Về sau các đợt bãi khoá càng dài ra. Ngày 23/11/1949, học sinh hai trường Trương Vĩnh Ký và Gia Long bãi khoá kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa thì ngày 2/11/1949 nhà cầm quyền Sài Gòn ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn.

Các cuộc bãi khóa được các trường công và tư ở Sài Gòn , trường trung học Mỹ Tho và trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hưởng ứng, học sinh các trường nội trú không xuống lớp, học sinh ngoại trú không vào cổng trường. Truyền đơn, nêu khẩu hiệu đấu tranh đòi thả các học sinh bị bắt, đảm bảo an ninh cho học sinh được rải rác khắp nơi.

Đến 12/1949, gia đình và học sinh yêu cầu nhà cầm quyền mở trường trở lại cho học sinh đi học, mở lại nội trú cho học sinh vào ở. Một số báo của Sài Gòn cũng đăng tải những yêu cầu của học sinh . Các trường thành lập ban đại diện học sinh đưa đơn thỉnh nguyện lên thủ hiến Nam Việt lúc đó là Trần Văn Hữu; nhiều gia đình đưa thư ngỏ gửi đến hiệu trưởng các trường đề nghị nhà trường tiếp tục mở cửa. Lúc này Nha học chánh Sài Gòn bắt buộc học sinh muốn đi học lại phải làm đơn xin và cam kết với theo điều kiện của chính quyền, có sự đảm bảo của phụ huynh. Nhưng bọn chúng còn cố tình trì hoãn để tìm những cán bộ lãnh đạo phong trào, cài bọn phản động và phá hoại mùa màng và tìm mọi cách gây chia rẽ, gây hoang mang trong học sinh. Về phía học sinh, vẫn giữ nguyên yêu cầu nhà cầm quyền phải mở cửa trường vô điều kiện.

Trước tình hình đó đã dẫn đến cuộc biểu tình đồng loạt vào ngày 9/1/1950.

7. Cuộc biểu tình 9/1/1950 diễn ra như thế nào ?

Trước tình hình các cuộc bãi khoá của sinh viên các trường đòi thả những người bạn bị bắt và mở lại trường học, chi bộ Đảng trường Trương Vĩnh Ký quyết định giao cho đoàn thể học sinh kháng chiến của trường tổ chức một cuộc biểu tình đưa ra những yêu sách cụ thể và yêu cầu Nha học chánh Nam Việt giải quyết dứt khoát. Ban vận động đấu tranh của Trường Trương Vĩnh Ký in thư gửi đến từng học sinh nội trú trong trường, đồng thời chia nhau đi vận động học sinh các trường tập trung tại nha học chánh hưởng ứng cuộc biểu tình 9/1/1950.

7 giờ 30 phút sáng ngày 9/1/1950, các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình và phái đoàn đại diện trực tiếp đến yêu cầu giám đốc Nha học chánh giải quyết các yêu cầu: Đòi thả ngay những người bạn bị bắt và mở cửa trường. Khi đoàn đại biểu tình tới ngang toà đô chính thì đụng phải mộ hàng rào cảnh sát do Trần Văn Hữu huy động với xe vòi rồng phun nước hòng giản tán đoàn biểu tình của học sinh, sinh viên. Anh chị em học sinh, sinh viên đòi gặp Trần Văn Hữu, nhưng y đã lẩn tránh.

Cuộc biểu tình ngày càng tập hợp đông đảo học sinh, sinh viên và đồng bào thành phố. Trần Văn Hữu trong dinh dùng loa phóng thanh kêu gọi học sinh, sinh viên giải tán và chỉ hứa suông. Học sinh, sinh viên đòi phải có ngay văn bản, đòi thả ngay những người bị bắt và tuyên bố: “Thủ hiến Trần Văn Hữu không giải quyết nguyện vọng chánh đáng, học sinh không về!”. Lúc này Trần Văn Hữu phải xin ý kiến của Uỷ viên cộng hoà Pháp Xanxông; nhưng hắn không chịu nhượng bộ, vì thế học sinh, sinh viên cũng không giải tán.

12 giờ 30 phút, Trần Văn Hữu buộc phải đồng ý tiếp đại diện của học sinh trước thềm dinh thủ hiến, và yêu cầu ban đại diện lập danh sách những người bị bắt vì không thể thả ngay do các người trên bị bắt theo lệnh của Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương là tướng Cácpăngchiê, nên không thể thả ngay được,15 phút sau học sinh giải tán, và đến 13 giờ 30 phút thì không còn một ai lảng vảng trước dinh.

Đến 13 giờ 20 phút Trần Văn Hữu đã ra lệnh tấn công. Chúng tăng cường cả đại đội lính lê có võ trang. Cảnh sát ở các bót cũng được gọi tới, nhiều tên cầm khiên mây và gậy.

Lúc đó học sinh rất đông, đứng ngồi chật hết công viên, và tràn ra cả mặt lộ, bốn bề đều trống nếu bị đàn áp sẽ không che chắn giúp đỡ nhau được, nhất là đội với các em nhỏ tiểu học và nũ sinh sẽ không có đường rút lui nếu bị bao vây. Ban đại diện hội ý tạo điều kiện cho các em nhỏ tiểu học và nữ sinh rút ra trước. Các anh em khác rút từ từ không để chúng chia cắt, xé lẻ và bắt các anh chị đại diện. Một số rút ra khỏi vòng vây an toàn; còn một số bị cảnh sát địch đánh đang la hét phản đối; một số khác ném gạch vào bọn đàn áp, mở đường cho học sinh giải tán. Nhiều học sinh vượt tường rào leo qua hai ngôi nhà ở gần công viên. Anh Trần Văn Ơn đang giúp một bạn nữ sinh vượt rào thì bị tử thương do trúng đạn của địch, cùng lúc đó có 4 học sinh khác bị thương. Địch vẫn tiếp tục nổ súng làm nhiều học sinh khác bị thương.

16 giờ 30 phút anh chị em trong Ban đại diện học sinh nội trú họp, phân công nhiệm vụ, thông báo tin tức cho Đoàn trường, Ban giám hiệu và tất cả các thầy cô giáo biết. Đặc biệt là thông báo cho các báo chí công khai nhở loan tin khẩn cấp. . Cuộc đấu tranh giữa học sinh và địch rất căng thẳng, gay gắt, quyết liệt, cuối cùng chúng phải nhượng bộ, đồng ý cho quàn thi hài của anh Trần Văn Ơn 3 ngày tại nhà vĩnh biệt đường Thuận kiều, sau đó an táng ở nghĩa trang Chợ Lớn.

8. Phong trào đấu tranh văn hoá của học sinh –sinh viên Hà Nội năm 1947-1948 diễn ra như thế nào?

Song song với cuộc đấu tranh chống địch đàn áp, khủng bố, học sinh, sinh viên còn tích cực mở rộng cuộc đấu tranh chống văn hóa nô dịch, đòi học tiếng Việt ở cấp đại học, đòi các quyền tự do dân chủ, và tích cực tuyên truyền kháng chiến bằng việc cho ra đời các tờ báo, vũ khí tuyên truyền sắc bén.

Ơ Hà Nội vào những năm 1947-1948, mỗi trường đều ch xuất bản tờ báo riêng của mình, trường Chu Văn An ra các tờ “ Tìm học” , “ Thông reo”, trường Anbexarô ra các tờ “Sóng trào”, “ Quyết thắng”. Tuy nhiên lúc này việc ra một tờ báo làm tiếng nói chung của học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội là rất cần thiết. Đoàn học sinh, sinh viên kháng chiến cho xuất bản tờ “ Nhựa sống” do các anh Dương Linh, Lê Tám, Lê VĂn Ba… phụ trách. Tờ số 1 ra đời ở 71 Bát Sứ đã được các trường nhân bản bằng in thạch, in đá ẩm… Học sinh, sinh viên kháng chiến Hà nội còn ra được tờ báo "Báo ảnh" phản ánh cuộc đấu tranh ngày 9/1/1950 của học sinh , sinh viên Sài Gòn và đám tang anh Trần Văn Ơn, ảnh chụp cảnh đốt nhà, giết người do chính bọn sỹ quan của địch chụp; báo ảnh này còn cho in những bài báo, bức điện của những tổ chức tiến bộ trên thế giới gửi chính phủ Pháp phản đối việc dùng cảnh sát bắt bớ, đàn áp học sinh, sinh viên. Đặc biệt học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội ra an-bum ảnh về chiến thắng Biên Giới 1950 với hình ảnh tù binh Pháp của hai binh đoàn Lơpagiơ và Sactông đầu hàng gây chấn động lớn trong phong trào. Một hình thức đấu tranh táo bạo là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội liên kết với nhau đòi trục xuất một giáo sư người Pháp vì y đã có những lời lẽ xúc phạm Việt Nam trong khi giảng bài.