Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”

Chiều ngày 25/03/2022, Trường Ngoại ngữ - Du lịch tổ chức chương trình Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”

Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”Toàn cảnh Tọa đàm

Trao đổi khái quát về Trường Ngoại ngữ - Du lịch, TS. Hoàng Ngọc Tuệ chia sẻ: Trường Ngoại ngữ - Du lịch được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Ngoại Ngữ và Khoa Du lịch, hiện nay Trường đang đào tạo các ngành Ngôn ngữ trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ và Đại học; khối ngành Du lịch cũng đã mở 4 mã ngành đào tạo. Mục tiêu đặt ra của Trường: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên trong thời kỳ ngoại ngữ là công cụ để sinh viên tiếp cận với tri thức toàn cầu, đặc biệt là du lịch; thí điểm chuyển đổi chương trình đào tạo, cách thức đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất theo hướng cung ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp, gắn bó với doanh nghiệp

Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”TS. Hoàng Ngọc Tuệ – Hiệu Trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch phát biểu khai mạc

Tại tọa đàm, ThS. Trần Thị Lan Hương – Giáo viên khoa Quản trị Khách sạn – Nhà hàng trình bày tham luận “Đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy học phần Nghiệp vụ Buồng – Khách sạn”. Tham luận đã nêu ra: sự cần thiết để đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy; phân tích ưu – nhược điểm của hiện tại tiến trình lên lớp học phần Nghiệp vụ Buồng – Khách sạn; một số giải pháp, rút ra mô hình giảng dạy hiệu quả hơn.

Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”ThS. Trần Thị Lan Hương trình bày tham luận tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, các diễn giả khách mời đồng tình với đề xuất xây dựng mô hình khách sạn nhỏ trong Trường phục vụ các học phần nghiệp vụ và xếp lịch đi làm cho sinh viên như thực tế tại doanh nghiệp. Đề xuất với Trường liên hệ với các khách sạn lớn cử giáo viên đến tham quan và trải nghiệm làm việc; áp dụng phương pháp đào tạo tích hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy học phần. Đánh giá phương pháp đào tạo tích hợp trực tiếp và trực tuyến trong học phần nghiệp vụ với xu thế học trực tuyến như hiện nay, học phần nghiệp vụ có thể lồng ghép các video tình huống được dựng lại ở các khách sạn doanh nghiệp. Hy vọng trong giai đoạn đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn trong việc đào tạo.

Dựa trên kết quả của buổi Tọa đàm và ý kiến của các chuyên gia, TS. Hoàng Ngọc Tuệ, Hiệu trưởng trường Ngoại ngữ - Du lịch nhấn mạnh: Xây dựng học liệu phục vụ cho giảng dạy kết hợp (Blended learning) là rất cần thiết, do đó các khoa Du lịch và Quản trị Nhà hàng - Khách sạn cần xây dựng kế hoạch và quyết liệt thực hiện trong thời gian tới; Tăng cường xây dựng mối liên hệ hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn để bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thực tế cho giảng viên; Khoa Quản trị Nhà hàng - Khách sạn hoàn thiện quy trình 6 bước trong giảng dạy học phần Nghiệp vụ Buồng, thí điểm triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm để có một quy trình hoàn chỉnh, sau đó triển khai áp dụng cho các học phần thực hành khác.

Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quy trình và phương pháp giảng dạy các học phần thực hành - góc nhìn chuyên gia”Đại diện lãnh đạo, giảng viên trường Ngoại ngữ - Du lịch chụp ảnh kỷ niệm với các chuyên gia