Năng lượng đối với sự phát triển bền vững – Student Forum 2022
Nhằm thúc đẩy liên kết và hợp tác trong lĩnh vực Năng lượng, Môi trường giữa Tổ chức hợp tác phát triển Đức với các trường Đại học kỹ thuật ở Việt Nam, ngày 25/12, khoa Điện và khoa Điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học Kỹ thuật năm 2022.
Báo chí đưa tin về Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học Kỹ thuật năm 2022:
2. Tạp chí điện tử Tự động hóa Ngày nay
Tham dự Diễn đàn có: Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc dự án CASE Việt Nam, Trưởng hợp phần Năng lượng tái tạo, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ); đại diện các trường thành viên tham gia thỏa thuận hợp tác MOU; các chuyên gia, nhà nghiên cứu và hơn 200 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học Kỹ thuật.
Về phía Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có TS.Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS.Phạm Văn Đông, Trưởng phòng KHCN; TS.Phạm Văn Minh, Trưởng khoa Điện, đồng Trưởng Ban tổ chức; TS.Hoàng Mạnh Kha, Trưởng khoa Điện tử, đồng Trưởng Ban tổ chức.
Bài toán Năng lượng đang là chủ đề rất nóng nhận được sự quan tâm trên toàn cầu. Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiêm môi trường, buộc các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận, cũng như góp phần giảm tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
TS.Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại Diễn đàn
Đánh giá cao tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, TS.Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khẳng định: việc đào tạo nguồn nhân lực về Năng lượng tái tạo ở các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các trường đại học khác đã góp phần tích cực thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Văn Thiện cũng đề nghị trong thời gian tiếp theo, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng hợp tác nhiều mặt, hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu chung, các công bố khoa học từ các bạn sinh viên tài năng cần được phát hiện và ươm mầm. Đồng thời, tăng cường các nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc dự án CASE Việt Nam, Trưởng hợp phần Năng lượng tái tạo, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phát biểu tại Diễn đàn
Gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và ban tổ chức, Bà Vũ Chi Mai cho rằng sự kiện năm nay được tổ chức rất chuyên nghiệp, thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên các trường đại học.
Với khởi điểm là mong muốn góp phần tạo thêm không gian trao đổi chuyên môn, bổ sung kiến thức, phát huy sáng tạo và thể hiện đam mê nghiên cứu của các bạn sinh viên đối với lĩnh vực năng lượng, GIZ phối hợp với Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội khởi xướng hoạt động Diễn đàn nghiên cứu khoa học lần đầu tiên vào năm 2020. Được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ ban lãnh đạo và các thầy cô đến từ các Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Việt Pháp, Đại học Thủy lợi, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Diễn đàn sinh viên nghiên cứu khoa học đã trở thành hoạt động thường niên.
Theo bà, chuyển dịch năng lượng thành công phụ thuộc rất nhiều vào công tác nghiên cứu thử nghiệm, sự tò mò và khám phá. Bà hy vọng rằng, từ những nghiên cứu ban đầu, các bạn sinh viên có thể phát triển, hoàn thiện thành những nghiên cứu thành công để hỗ trợ cho ngành năng lượng Việt Nam trong nỗ lực đạt mốc 2050, với mục tiêu trung hòa carbon. Diễn đàn sẽ trở thành sự kiện trao đổi chuyên môn quan trọng của các trường đại học, cũng như các bạn sinh viên quan tâm, yêu thích đối với lĩnh vực năng lượng toàn quốc, và trong tương lai có thể vươn ra khu vực trở thành Diễn đàn nghiên cứu khoa học quốc tế.
Nguyễn Văn Tân, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại Diễn đàn
Đại diện cho hơn 200 bạn sinh viên đến từ 06 trường đại học tham gia diễn đàn, Nguyễn Văn Tân, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết việc học tập và nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng năng lượng bền vững là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận của sinh viên với các chủ đề nghiên cứu chuyên sâu về năng lượng vẫn còn hạn chế. Vì vậy, Diễn đàn không chỉ mang lại cho các bạn sinh viên một sân chơi ý nghĩa mà còn là cơ hội cho các bạn sinh viên gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực Năng lượng ở Việt Nam.
Tại phiên toàn thể, Diễn đàn đã lắng nghe các báo cáo chất lượng đến từ các nhà nghiên cứu. Trong đó, báo cáo “Hướng tới lưới điện 100% năng lượng tái tạo” của PGS.TS. Đỗ Đức Tôn, Đại học Nazarbayev, Kazakhstan; báo cáo “Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương và báo cáo “Công nghệ điện mặt trời & nhu cầu nhân lực trong hành trình tạo năng lượng xanh” của Mr. Lưu Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Solar Electric Việt Nam nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các thành viên tham dự.
PGS.TS. Đỗ Đức Tôn, Đại học Nazarbayev, Kazakhstan trình bày báo cáo “Hướng tới lưới điện 100% năng lượng tái tạo” tại Diễn đàn
TS. Nguyễn Đức Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công Thương trình bày báo cáo “Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” tại Diễn đàn
Mr. Lưu Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Solar Electric Việt Nam trình bày báo cáo “Công nghệ điện mặt trời & nhu cầu nhân lực trong hành trình tạo năng lượng xanh” tại Diễn đàn
Trải qua một hành trình trong suốt gần một năm qua, với sự nỗ lực từ các nhóm nghiên cứu, sự miệt mài trong công tác thí nghiệm-thử nghiệm kết quả và công bố kết quả nghiên cứu, đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn của các thầy cô giáo, diễn đàn đã nhận được 130 công trình nghiên cứu. Thực hiện công tác phản biện theo quy trình chặt chẽ của Tạp chí KH&CN, có 93 bài báo được phản biện đồng ý cho trình bày tại 08 tiểu ban chuyên môn.
Đại biểu tham dự Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm
Các báo cáo với chủ đề “Năng lượng bền vững” đã được trình bày bởi các nhóm sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên cả nước và nhận ý kiến đóng góp từ ban giám khảo. Mỗi báo cáo là một góc nhìn, một dữ liệu nghiên cứu mới do nhà nghiên cứu đem đến. Các báo cáo chủ yếu tập trung vào các công nghệ phát triển nguồn năng lượng mới, dựa trên tiêu chí thân thiện và bảo vệ môi trường, tận dụng nguồn tài nguyên sạch và sẵn có, giảm phát thải ô nhiễm ra ngoài môi trường.
Báo cáo "Nghiên cứu lý thuyết về thay đổi môi chất lạnh R410A bằng R32 trong máy điều hòa không khí dân dụng" của nhóm tác giả: Trần Chí Cường, Nguyễn Anh Hùng, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Quốc Hùng
Báo cáo "Thiết bị IOT giám sát chất lượng điện năng và phát triển sự cố" của nhóm tác giả: Đặng Hoàng Anh, Đào Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Hưng
Báo cáo "Giám sát từ xa máy in 3D dựa trên giải pháp công nghệ IOT" của nhóm tác giả: Trần Ngọc Long, Nguyễn Anh Minh, Phạm Gia Đức, Nguyễn Xuân Trường, Phan Thanh Hiền
Báo cáo "Nghiên cứu tối ưu chi phí sản xuất điện năng lượng của lưới điện Hybrid Microgrid" của nhóm tác giả: Nguyễn Duy Linh, Nguyễn Hoàng Vân Anh, Trần Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Quốc MinhBáo cáo "Cải thiện đặc tính MPPT bằng thuật toán AI" của nhóm tác giả: Phạm Anh Tuân, Đặng Quang Minh, Nguyễn Công Trường, Phạm Cao Bắc
Báo cáo "Mô phỏng quá điện áp trên bộ điện tử công suất của Tuabin gió bằng phần mềm EMTP/ATP" của nhóm tác giả: Nguyễn Đắc Tú, Trịnh Thị Minh Thư, Trịnh Minh Toàn, Đào Thị Lan Hương
Trên tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm và công tâm, Ban giám khảo đã thảo luận và thống nhất lựa chọn và quyết định trao giải cho 12 bài báo xuất sắc nhất gồm: 01 giải nhất, 02 giải vàng, 03 giải bạc, 06 giải đồng và 08 giải trình bày xuất sắc nhất.
Ban tổ chức trao giải Kim cương cho hạng mục bài báo xuất sắc nhất
Ban tổ chức trao giải Vàng cho hạng mục bài báo xuất sắc nhất
Ban tổ chức trao giải Bạc cho hạng mục bài báo xuất sắc nhất
Ban tổ chức trao giải Đồng cho hạng mục bài báo xuất sắc nhất
Ban tổ chức trao giải cho hạng mục trình bày xuất sắc nhất
Danh sách bài báo đạt giải:
1. Bài báo xuất sắc nhất:
Giải Kim cương:"Phương pháp phát hiện và chuẩn đoán lỗi của động cơ" của nhóm tác giả: Nguyễn Hồ Sĩ Hùng, Trần Đình khoa.
Giải Vàng:
- "Phát hiện và phân loại lỗi trên hệ thống PV dựa trên giải thuật K hàng xóm gần nhất" của nhóm tác giả: Bùi Quang Minh, Nguyễn Đăng Dương, Đào Quang Tùng, Nguyễn Đức Tuyên.
- "Áp dụng mô hình MISOCP để tối ưu hóa vị trí và dung lượng của tụ bù ngang có xét giải Zip trong lưới phân phối" của nhóm tác giả: Dương Duy Long, Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Năng Văn.
Giải Bạc:
- "Truyền năng lượng không dây dựa trên định dang búp sóng cộng tác có xem xét triệt nhiễu" của nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc An, Hoàng Văn Đạo, Nguyễn Trường Hiếu, Nguyễn Văn Cường, Kiều Xuân Thực, Hoàng Mạnh Kha, Tống Văn Luyên.
- "Đề xuất thuật toán FLISR và xây dựng hệ thống HIL dựa trên giải pháp OPAL-RT cho lưới điện phân phối tỉnh Thừa Thiên Huế" của nhóm tác giả Trần Chí Thành, Nguyễn Văn Ngọc Duy, Lê Tiến Dũng, Phạm Quang Nhật.
- "Hệ thống đèn chiếu sáng thông minh ứng dụng công nghệ IOT chi phí thấp tiết kiệm năng lượng sử dụng trong gia đình" của nhóm tác giả: Vũ Trọng Đức Anh, Nguyễn Xuân Trường, Hoàng Mai Quyền.
Giải Đồng:
- "Chiến lược quản lý năng lượng dựa trên hệ thống Logic mờ tối ưu, ứng dụng cho hệ thống lưới điện siêu nhỏ có tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ Hydrogen" của nhóm tác giả: Đỗ Chí Kiên, Phan Văn Long, Hoàng Hiếu Long.
- "So sánh các bộ điều khiển cho hệ thống treo chủ động phi tuyến" của nhóm tác giả: Lê Văn Dương, Hoàng Ngọc Dũng, Vũ Gia Hưng, Ngô Ánh Dương, Lê Đức Thịnh, Nguyễn Danh Duy, Nguyễn Tùng Lâm.
- "Truyền năng lượng không dây sử dụng bộ định dạng búp sóng dựa trên thuật toán đàn hơi nhị phân" của nhóm tác giả: Hoàng Văn Đạo, Nguyễn Thị Mai Thủy, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Cường, Kiều Xuân Thực, Hoàng Mạnh Kha, Tống Văn Luyên.
- "Điều khiển tần số lưới điện nhỏ ở chế độ độc lập thông qua máy phát đồng bộ ảo có thông số tự điều chỉnh" của nhóm tác giả: Chu Thanh Bình, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Bá Khang, Phan Hồng Quang, Mai Văn Nghĩa, Phạm Văn Cường.
- "Đánh giá chiến lược hỗ trợ tần số qua hai phương pháp lưu trữ Pin - Vận hành giảm tải" của nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Việt Phương, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Văn Duẫn, Phạm Đức Hậu.
- "Tối ưu hóa hoạt động của trạm sạc xe điện có tích hợp nguồn điện mặt trời áp mái" của nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Nhụng Lê Huy Hoàng, Nguyễn Minh Khuê, Trịnh Hữu Tuấn Vũ, Trần Đức Tường.
2. Trình bày xuất sắc nhất:
- "Điều khiển tần số lưới điện nhỏ ở chế độ độc lập thông qua máy phát đồng bộ ảo có thông số tự điều chỉnh" của nhóm tác giả: Chu Thanh Bình, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Bá Khang, Phan Hồng Quang, Mai Văn Nghĩa, Phạm Văn Cường.
- "HUST - Trường đại học xanh và sử dụng năng lượng bằng không" của nhóm tác giả: Đặng Hoàng Anh, Lê Công Lý, Nguyễn Đức Hiếu, Vũ Thị Huệ, Nguyễn Văn Mạnh.
- "Đánh giá ảnh hưởng của nguồn năng lượng gió đến ổn định của lưới điện 110 KV khu vực miền Trung bằng DIGSILENT" của nhóm tác giả: Trương Thị Thu Uyên, Mai Quốc Toản, Lê Văn Phi, Phạm Văn Kiên, Trần Quốc Tiến.
- "Chiến lược quản lý năng lượng dựa trên hệ thống Logic mờ tối ưu, ứng dụng cho hệ thống lưới điện siêu nhỏ có tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ Hydrogen" của nhóm tác giả: Đỗ Chí Kiên, Phan Văn Long, Hoàng Hiếu Long.
- "So sánh điều khiển trượt cuốn chiếu và điều khiển trượt bậc nhất trong theo dõi độ trượt bánh xe" của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Anh, Lê Quốc Mạnh, Phạm Xuân Đức, Lê Đức Thịnh, Nguyễn Tùng Lâm.
- "Phương pháp phát hiện và chuẩn đoán lỗi của động cơ" của nhóm tác giả: Nguyễn Hồ Sĩ Hùng, Trần Đình Khoa.
- "Thiết kế, thi công hệ thống điều khiển và giám sát Robot song song ba bậc tự do 3RRR từ máy tính" của nhóm tác giả: Nguyễn Đức Phúc, Trương Hoàng Quân, Lê Tiến Dũng.
- "Xây dựng mô hình giả lập máy phát đồng bộ dựa trên hệ thống pin mặt trời kết hợp bộ lưu điện" của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Tân, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đức Huy, Phạm Đức Quang.
Một số hình ảnh tại Diễn đàn: