[suckhoeviet] Hội thảo quốc tế: “Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam – Trung Quốc” 2024
Sáng ngày 27/8, tại Hội trường tầng 9 – Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế: “Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam – Trung Quốc” 2024 dưới sự điều hành của PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng nhà trường và PGS, Gao ZHIWU- Phó Viện trưởng viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh.
Theo đó, Hội thảo quốc tế: “Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam - Trung Quốc” được Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội phối hợp với Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc) đồng tổ chức.
Hội thảo quốc tế: “Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam – Trung Quốc” 2024
Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của GS. TS. Wang Zhenlai – Viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh; GS. TS. Zhang DaoXin– Viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh, PGS, Gao ZHIWU- Phó Viện trưởng viện Giáo dục Quốc tế – Viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh, GS. TS. Nguyễn Văn Khang – Hội trưởng phân hội giảng dạy tiếng Hán Việt Nam; các chuyên gia và nhà khoa học đến từ các trường Đại học trong nước như Đại học Công Nghiệp, Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Phenikaa, Đại học Đại Nam, Đại học Thủ Đô Hà Nội, Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Ngoại Thương, đại học Thương mại, Đại học Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội và đông đảo các nhà khoa học đến từ các trường Đại học và doanh nghiệp.
Tham dự Hội thảo về phía Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có sự hiện diện của: PGS. TSKH. Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Hoàng Trần Hậu – Chủ tịch Hội đồng giám sát giáo dục, PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Trần Duy Kiều – Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trương Hồng Hải – Phó hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các đơn vị trong trường, giảng viên, người học và sinh viên của nhà trường.
PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng Trường Tài chính – Ngân hàng Hà Nội và PGS, Gao ZHIWU- Phó Viện trưởng viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh điều hành hội thảo
PGS. TSKH. Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng Trường, Đại học Tài chính – Ngân Hàng Hà Nội Phát biểu chào mừng hội thảo: “Hoan nghênh và chào đón tất cả các nhà khoa học của Trung Quốc, các nhà khoa học của các trường Đại học trong nước, các doanh nghiệp và các bạn từ mọi nơi trên mọi miền của Tổ Quốc, các cơ quan báo chí, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp”.
PGS. TSKH. Bùi Xuân Biên – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài chính – Ngân Hàng Hà Nội
PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội phát biểu: “Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc đang trên đà phát triển, xu hướng hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Chính vì vậy, tại Việt Nam tiếng Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch tài chính, thương mại, đầu tư. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội của các doanh nghiệp, các trường đại học và người dân Việt Nam cần nắm bắt. Hội thảo quốc tế: “Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam – Trung Quốc” được tổ chức với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, nâng cao kỹ năng cho việc ứng dụng ngôn ngữ Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính – thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hội thảo cũng thảo luận về các xu hướng nhu cầu đào tạo, nguồn nhân lực song ngữ Việt – Trung trong nhà trường. Hội thảo lần này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài nước”.
PGS, Gao ZHIWU- Phó Viện trưởng viện Giáo dục Quốc tế, Đại học Sư phạm Liêu Ninh
“Ba năm qua ban tổ chức hội thảo gồm các giảng viên Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội và Trường Đại học sư phạm Liêu Ninh Trung Quốc đã nỗ lực làm việc, nhân được nhiều bài nghiên cứu chất lượng gửi về từ các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc. Có 66 bài nghiên cứu đã được thẩm định và 55 bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo Quốc tế, các tác giả đến từ trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội – Trường Đại học Liêu Ninh Trung Quốc, nhiều trường Đại học trong nước có đào tạo tiếng Trung Quốc. Chương trình hội thảo ngày hôm nay xoay quanh các chủ đề: 1. Đào tạo, nghiên cứu tiếng Trung Quốc trong xu hướng Hội nhập quốc tế, trong kinh doanh và thương mại; 2. Tiếng Trung Quốc đối với xu thế chuyển đổi số; 3. Năng lực ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc, các ngành nghề xã hội; 4. Kiến thức nghề trong dạy và học tiếng Trung Quốc chuyên ngành kinh tế, thương mại, du lịch; 5. Thực hành, đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc; 6. Giao thoa văn hóa Việt Nam, Trung Quốc và những vấn đề liên quan. Tôi hy vọng rằng, hội thảo sẽ là cơ hội tuyệt vời để các quý vị trao đổi, giao lưu và mở rộng hợp tác quốc tế”. PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm.
PGS.TS. Phạm Ngọc Ánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
Được biết, hội thảo diễn ra với 5 chuyên đề, gồm: chuyên đề 1: Mạch nguồn giao thoa văn hóa Việt – Trung và sự cần thiết của việc dạy, học tiếng Trung Quốc do PGS.TS Cầm Tú Tài – Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện. Chuyên đề 2: Năng lực ngôn ngữ - Văn hóa Trung Quốc với các ngành nghề xã hội do GS.TS. Cao Ru, Viện trưởng Viện Giáo dục quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc) thực hiện. Chuyên đề 3: Đào tạo và nghiên cứu tiếng Trung Quốc trong xu thế hội nhập, kinh doanh thương mại quốc tế do TS. Trương Văn Nam Viện trưởng Viện Ngôn ngữ nước ngoài, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội thực hiện. Chuyên đề 4: Giáo dục Hán ngữ quốc tế dưới góc nhìn chuyển đổi số do PGS Gao Zhiwu, Viện Giáo dục quốc tế Trường Đại học Sư phạm Liêu Ninh (Trung Quốc) thực hiện. Chuyên đề 5: Hoạt động thực hành trong đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc do PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Nhờ sự tâm huyết, chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức với sự chia sẻ, đóng góp ý kiến sôi nổi, hội thảo thành công tốt đẹp, mang lại nhiều cơ hội trao đổi học thuật, và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, học tập, và nghiên cứu khoa học./.
Nguồn: Tạp chí Sức khoẻ Việt