Trường Cơ khí - Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội ươm mầm tài năng khoa học công nghệ từ giáo dục STEM
Với mục tiêu lấy STEM làm nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Cơ khí – Ô tô (SMAE), Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) ghi dấu ấn bằng chuỗi các hoạt động gắn kết, phục vụ vì cộng đồng thực hiện sứ mệnh lan tỏa tri thức, khơi nguồn đam mê khoa học cho học sinh. Từ chương trình này, đã có hơn 6.000 lượt học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội được tiếp cận với giáo dục STEM.
Báo chí đưa tin về sự kiện:
4. Trang thông tin chuyên ngành Xây dựng
Phục vụ cộng đồng phát triển giáo dục STEM
Trong chuỗi chương trình phục vụ cộng đồng phát triển giáo dục STEM, Trường Cơ khí – Ô tô, HaUI ký hợp tác với các Trường THPT trên địa bàn Hà Nội như Trường THPT Sơn Tây, Trường THPT Phúc Thọ, Trường THPT Quốc Oai, Trường THPT Thạch Thất.
Đây là một trong những nỗ lực của nhà trường trong việc hiện thực hóa cam kết đồng hành bằng việc thiết lập mối quan hệ hợp tác trong giáo dục và đào tạo, các hoạt động cộng đồng phù hợp với định hướng triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của các bên. Trong đó, SMAE tài trợ và chuyển giao công nghệ các sản phẩm STEM gồm máy in 3D, Robot lập trình điều khiển.
PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại chương trình ký kết và trao tặng thiết bị và chuyển giao công nghệ STEM cho Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
Theo PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, HaUI: Kết nối giữa trường đại học với trường THPT trong hỗ trợ giáo dục STEM định hướng nghề nghiệp cho học sinh là điều cần thiết; là giải pháp đẩy mạnh giáo dục, nền tảng đào tạo những thế hệ cử nhân, kỹ sư lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật trở thành công dân toàn cầu đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức.
Đại diện Trường Cơ khí – Ô tô, HaUI ký biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện Trường THPT Sơn Tây, Trường THPT Phúc Thọ, Trường THPT Quốc Oai, Trường THPT Thạch Thất
Để hoạt động này tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới, PGS.TS.Hoàng Tiến Dũng cho biết, bên cạnh việc trang bị các thiết bị, sản phẩm STEM cần tiếp tục xây dựng đội ngũ then chốt trong đào tạo, tập huấn thực hành thiết bị STEM nhằm trang bị cho giáo viên, học sinh những kiến thức và kĩ năng cần thiết để giải quyết những bài toán thực tiễn trong cuộc sống.
Phát huy các nghiên cứu, sáng chế vì sự phát triển bền vững
Không chỉ phục vụ cộng đồng trong việc phát triển giáo dục STEM, PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng bày tỏ mong muốn, thông qua trải nghiệm công nghệ STEM, các em học sinh có thể ứng dụng kiến thức liên môn, liên ngành vào đời sống thực tiễn, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp để phát triển các nghiên cứu, sáng chế và hướng nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Và chính những nghiên cứu đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, sản xuất, an sinh xã hội cho chính quê hương mình. Điều này càng trở nên có ý nghĩa, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương, nhóm học sinh trường THPT Phúc Thọ đã ứng dụng công nghệ in 3D để chế tạo các bộ phận cấu thành hệ thống tưới tiêu tự động trong lĩnh vực nông nghiệp
Còn đối với Khuất Đăng Quang, học sinh lớp 11 Hoá, Trường THPT Sơn Tây, máy in 3D là công cụ rất hữu ích giúp cậu hiện thực hoá ước mơ về một thế giới hạn chế rác thải nhựa
SMAE nuôi dưỡng những tài năng công nghệ
Việc dành tặng các sản phẩm STEM do thầy và trò Trường Cơ khí-Ô tô, HaUI nghiên cứu, thiết kế và chế tạo đã giúp các em học sinh tiếp cận với những sản phẩm khoa học công nghệ từ rất sớm, hoàn thành dự án thực tế học tập thông qua trải nghiệm. Từ đó, góp phần định hướng cho các em có niềm đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp về các ngành công nghệ, kỹ thuật khi còn ngồi ở ghế nhà trường.
PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng – Hiệu trưởng Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội, thầy Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ tham quan gian hàng sản phẩm sáng tạo STEM
Theo đuổi niềm đam mê khoa học, hai anh em song sinh Phạm Đức Thịnh và Phạm Minh Thái – Học sinh lớp 12, Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội cho biết, hai em đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm về lập trình Robot sẵn sàng hơn cho đam mê làm việc ở ngành Robot và trí tuệ nhân tạo
Làm quen với phần mềm, tạo dựng các chi tiết từ máy in 3D, Đỗ Trường Giang và Hoàng Xuân Lộc – Học sinh Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội đã hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, ngành Thiết kế Cơ khí và Kiểu dáng công nghiệp
Giáo dục STEM nuôi dưỡng tình yêu khoa học cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, truyền cảm hứng, thu hút nữ sinh Trường THPT Thạch Thất, Hà Nội theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực STEM
Chuẩn bị hành trang thích ứng với nghề nghiệp phù hợp, nhiều học sinh, đặc biệt nhóm học sinh khá - giỏi bày tỏ quyết tâm với mục tiêu cao nhất trở thành sinh viên của Trường Cơ khí – Ô tô, Đại học Công nghiệp Hà Nội
PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng cho biết, trong những năm gần đây, Trường Cơ khí – Ô tô, HaUI đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực cộng nghệ, kỹ thuật. Nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, chú trọng tới phát triển chương trình giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Các chương trình đào tạo luôn được nhà trường đổi mới, bảo đảm chất lượng và kiểm định quốc tế theo tiêu chuẩn ABET – Hoa Kỳ. Trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp, các viện nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đây chính là bệ phóng vững chắc để sinh viên tự tin hoà nhập, lĩnh hội những tri thức của nền khoa học tiên tiến, sẵn sàng tham gia thị trường lao động toàn cầu.
Phát huy vai trò và sứ mệnh quan trọng của thế hệ trẻ trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần thực hiện khát vọng hùng cường, thịnh vượng của đất nước
Trường Cơ khí – Ô tô, HaUI sẽ tiếp tục cuộc hành trình đồng hành cũng giáo dục STEM trên mọi miền của đất nước để nhiều thế hệ học sinh được chắp cánh ước mơ, kết nối sáng tạo và là nhịp cầu kết nối thế hệ trẻ Việt Nam với thế giới khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Một số hình ảnh trong chuỗi hoạt động phục vụ cộng đồng phát triển giáo dục STEM: