[vjst] Xử lý xỉ thải từ sản xuất phốt pho vàng ứng dụng trong xây dựng và làm đường giao thông

Thông qua việc thực hiện thành công đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xử lý xỉ thải từ sản xuất phốt pho vàng (Lào Cai) làm vật liệu không nung, kết cấu nền ứng dụng trong xây dựng, đường giao thông bằng chất kết dính vô cơ không sử dụng xi măng” mã số KC.08.32/16-20 (thuộc Chương trình trọng điểm cấp quốc gia: Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”, TS Phạm Thị Mai Hương và các cộng sự thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã làm chủ công nghệ, sản xuất thành công sản phẩm làm vật liệu xây dựng và lớp lót đường giao thông từ nguồn xỉ thải trong quá trình sản xuất phốt pho vàng.

Giảng dạy và ứng dụng Hóa học xanh tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đây là nội dung chính của Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về Hóa học xanh tại doanh nghiệp - lồng ghép hóa học xanh vào bài giảng tại Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Chương trình do Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) và Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức.

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia "Nghiên cứu xử lý xỉ thải từ sản xuất phốt pho vàng Lào Cai”

Sáng ngày 10/6/2021, đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Quốc gia: "Nghiên cứu xử lý xỉ thải từ sản xuất phốt pho vàng (Lào Cai) làm vật liệu không nung, kết cấu nền ứng dụng trong xây dựng, đường giao thông bằng chất kết dính vô cơ không sử dụng xi măng" đã được nghiệm thu thành công tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sinh viên khoa Công nghệ Hóa với nghiên cứu khoa học ứng dụng xử lý nước thải xỉ mạ từ bùn đỏ Tây Nguyên

Trong các đề tài sinh viên Nghiên cứu Khoa học (NCKH) năm 2019, đề tài “nghiên cứu chế tạo vật liệu nano sắt từ (Fe3O4) từ bùn đỏ Tây Nguyên bước đầu ứng dụng làm vật liệu xử lý Crom (VI) trong nước thải mạ” của nhóm SV đến từ khoa Công nghệ Hóa được Hội đồng Khoa học Nhà trường chấm điểm cao nhất (93,6 điểm). Không chỉ được đánh giá cao về ý tưởng nghiên cứu, đề tài còn có tính ứng dụng trong thực tế.