[giaoduc] Tháo gỡ rào cản thể chế đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
GDVN-Hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo, nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống GDĐH Việt Nam.
GDVN-Hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo, nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống GDĐH Việt Nam.
Tự chủ trong quản trị đại học là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế. Cần phải nhận thức đúng về tự chủ trong quản trị đại học và có giải pháp gỡ những nút thắt về cơ chế, chính sách để thực hiện thành công mục đích của quản trị đại học là hỗ trợ, thúc đẩy hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực cho xã hội phù hợp với mục tiêu chiến lược của quốc gia. Đó là quan điểm chung của các nhà quản lý giáo dục đại học trong Tọa đàm “Tháo gỡ rào cản thể chế đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ” diễn ra vào sáng ngày 25/10/2024 do Câu lạc bộ khối các trường đại học cao đẳng đã tự chủ thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với sự tham gia của gần 50 đại biểu.
Vấn nạn vi phạm giao thông, đặc biệt là tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Nhằm góp phần giải quyết bài toán này, nhóm sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội đã phát triển thành công phần mềm ứng dụng AI phát hiện hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đề tài xuất sắc này đã giành giải Nhất tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ XIV, do trường tổ chức.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Khuôn mẫu, Trường Cơ khí – Ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở rộng hợp tác, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hàn Quốc – một trong những quốc gia có nền công nghiệp chế tạo hàng đầu thế giới đã mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn, tạo điều kiện để sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung tự tin tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Để chuẩn bị cho việc tham gia đào tạo phục vụ chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, TS. Hoàng Mạnh Kha – Trưởng khoa Điện tử cho biết: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng về các điều kiện cần thiết và năng lực đào tạo, cùng với sự ưu tiên của Chính phủ về đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn tại HaUI.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo từ xa trình độ đại học đợt tháng 10 năm 2024. Cụ thể:
Tại dự thảo hồ sơ Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GD&ĐT nhận định, nhu cầu phát triển các ngành nghề đào tạo đại học đang thay đổi và ngày càng đa dạng hơn, nhất là khối ngành kỹ thuật, trong đó có ngành Tự động hóa.
Việt Nam giành huy chương đồng và chứng chỉ nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47
Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.
[VOV2] - Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới. Phải có chính sách hợp lý để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ cao đặc biệt các ngành công nghệ then chốt, công nghệ tiên tiến.